Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Như Thế Nào?

Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả Như Thế Nào?

1. Quyền tác giả là gì? Vì sao phải đăng ký bản quyền tác giả?

Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng, … công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết. Vậy vì sao phải đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả?.

Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả. Nghĩa là sẽ đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Để tạo ra một tác phẩm có giá trị và sáng tạo, đòi hỏi sự lao động trí óc, trí tuệ, thời gian và tài chính. Việc đăng ký bản quyền tác giả là sự chứng nhận cho sự sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo.

2. Đăng ký quyền tác giả là gì ?

Đăng ký bản quyền là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Lưu ý:

– Việc nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định.

– Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

– Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả  về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

– Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

3. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả:

Tác phẩm trên được đăng ký theo Quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm viết. Để được đăng ký tác phẩm phải trên phải đáp ứng các các điều kiện sau:

+ Ý tưởng về một tác phẩm phải được cụ thể hoá trên một loại vật chất nhất định

+ Tác phẩm phải có tính nguyên gốc (tác phẩm phải do chính tác giả, trực tiếp tác giả sáng tạo, không sao chép, bắt chước tác phẩm khác)

4. Những đối tượng nào được bảo hộ bởi quyền tác giả?

Căn cứ Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có quy định như sau:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí;

d) Tác phẩm âm nhạc;

đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 25 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về quyền tác giả, quyền liên quan về chủ sở hữu quyền tác giả có quy định như sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại Điều 36 của Luật sở hữu trí tuệ bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Quy trình đăng ký bản quyền tác giả như thế nào?

Thủ tục đăng ký tác quyền sẽ được tiến hành thông qua quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định loại hình tác phẩm sẽ được bảo hộ

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, tài liệu cần thiết

Bước 3: Soạn thảo Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền

Bước 5: Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả

7. Thời gian đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam?

Trong thời gian 40-50 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ được nộp và được Cục bản quyền tác giả chấp nhận hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu, sai sót cần điều chỉnh Cục Bản quyền tác giả sẽ có thông báo.

8. Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả tại Công ty TNHH Tư vấn Luật Gia Quyền:

  • Tư vấn cho khách hàng các thủ tục và điều kiện đăng ký bản quyền tác giả hiện nay.
  • Tư vấn cách xác định loại hình tác phẩm dự định đăng ký cho tác giả
  • Tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền để nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Thay mặt khách hàng đăng ký bản quyền tác giả
  • Theo dõi quy trình đăng ký, thẩm định đơn tại Cục Bản quyền tác giả
  • Trao đổi và cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình tiến hành đăng ký bản quyền.
  • Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý phát sinh, cũng như các tranh chấp, xung đột liên quan đến tác quyền.

 

Trên đây là những thông tin về đăng ký bản quyền tác giả mà Công ty TNHH Tư Vấn Luật Gia Quyền muốn chia sẻ đến các bạn độc giả. Nếu có thắc mắc thêm về đăng ký bản quyền tác giả thì liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Thông tin liên hệ :

  • Số điện thoại: 0972171357 – 0918616777
  • Email: kimquyenlawyer@gmail.com
  • Địa chỉ trụ sở:199/2C Lê Quang Định, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh